Tứ Di
Tứ Di

Tứ Di

Tứ di (四夷) là thuật ngữ miệt thị trong lịch sử Trung Quốc hình thành từ thời nhà Chu để chỉ các bộ lạc dân tộc ngoài Trung Nguyên cổ đại bao quanh Trung Quốc.Lý thuyết Địa lý Trung Quốc thời phong kiến coi "Trung Quốc" là "nước ở trung tâm" và người ở đó được coi là người đã giáo hóa văn minh, còn xung quanh bốn phương là Tứ di: man di mọi rợ. Vùng đất khởi phát của người Trung Quốc là vùng Hoa Hạ (華夏) [1], và là nguồn của các thuật ngữ Trung Hoa, người Hoa. Người ở phương đông gọi là Đông Di (東夷), phương tây gọi là Tây Nhung (西戎), phương Nam gọi là Nam Man (南蠻), và phương Bắc gọi là Bắc Địch (北狄), trong đó các chữ tượng hình chỉ các nhóm này đều có phần biểu thị "sâu bọ thú vật", ví dụ họ khuyển (chó) [2][3]. Ngày nay chữ Hán đã lược bỏ phần biểu tượng này đi, nên trong các chữ Hán dẫn ra ở trên chỉ còn có ở chữ Địch (狄).Quá trình bành trướng đồng hóa các vùng lãnh thổ được mở rộng, dẫn đến biên giới với tứ di xê dịch.